Nhận diện nguy cơ cháy nổ trong hộ gia đình

TP Hồ Chí Minh đang bước vào cao điểm mùa nắng nóng, dễ dẫn đến nguy cơ cháy, nổ ở các hộ gia đình. Trước sự việc xảy ra vài vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản, mới đây Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP Hồ Chí Minh đã đưa ra khuyến cáo về an toàn cháy, nổ và thoát nạn đối với hộ gia đình trên địa bàn.

Theo nhận định của Phòng PC07, tình hình cháy, nổ ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh luôn chiếm tỷ lệ cao về cả số vụ (hơn 50%) và thiệt hại về người, tài sản là 83%. Nhiều vụ cháy đã để lại hậu quả nghiêm trọng về người, điển hình là vụ cháy vào ngày 30-3 vừa qua đã làm sáu người trong một hộ gia đình thiệt mạng, làm cháy hoàn toàn căn nhà cấp bốn có diện tích khoảng 60 m² gồm năm xe gắn máy và một số vật dụng sinh hoạt.

Thực tế, tại mỗi hộ gia đình sinh sống luôn tiềm ẩn những vật dụng có nguy cơ cháy, nổ cao mà mọi người thường có tâm lý chủ quan hoặc không chú ý. Phòng PC07 khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau đây: 

  • Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy trong nhà ở.
  • Ô-tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu phải kín.
  • Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường trần, vách ngăn hạn chế cháy lan.
  • Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh, từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn, không để dây dẫn, ổ cắm sát gần các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.

Gần 50% số vụ cháy nổ liên quan đến điện

  • Bố trí nơi thờ cúng hợp lý. Hạn chế để vàng mã, hương, nến trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người trông coi. Khi đốt vàng mã phải che chắn phòng gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.
  • Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và khóa van gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu đổ bấc phải thường xuyên lau chùi. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu.
  • Trước khi rời khỏi và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt thiết bị điện không cần thiết.

Xử lý khi phát hiện rò rỉ khí gas (nguồn: www.pinterest.com)

  • Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan-can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải có cửa chốt trong và không được khóa. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.
  • Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi chìa khóa dễ lấy, dễ thấy. Các cửa phía trong nhà nên sử dụng loại chốt gạt mà vẫn bảo đảm chống trộm.
  • Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.
  • Mỗi gia đình nên dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra để thoát nạn an toàn khi cháy. Trang bị bình xịt cứu hỏa, xô, thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy.
  • Khi xảy ra cháy, tìm cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người chung quanh biết, gọi điện cho Cảnh sát PCCC 114 hoặc chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.

Xem thêm thêm video hoặc tải cẩm năng hướng dẫn PCCC cho gia đình Cẩm nang PCCC trong gia đình.

Nguồn: Báo Thời Nay và Đội Cảnh sát PCCC và CNCH CAH Cư Mgar.

 Đây là tất cả những lưu ý về phòng cháy chữa cháy đối với hộ gia đình. Nếu Quý khách quan tâm cần mua các thiết bị phòng cháy chữa cháy hãy liện hệ ngay với Vietcotek.