Cục Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy (Bộ Công an) ban hành Công văn số 3288/C07-P4 ngày 08 tháng 9 năm 2020, là văn bản hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế PCCC điện mặt trời đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Nghị định số 136/2020/NĐ-CP về thiết kế PCCC điện mặt trời

Theo đó, các hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của công trình thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) thẩm duyệt thiết kế về PCCC như khu chế xuất, khu công nghiệp, học viện, trường đại học, bảo tàng, cảng hàng không… (trong Phụ lục 4, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, được thay thế bằng Phụ lục 5 – Nghị định số 136/2020/NĐ-CP từ ngày 10 tháng 01 năm 2021) phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

điện mạt trời hòa lưới 1mw bệnh viện Hồng Hưng Tây Ninh

Công trình Bệnh viện Đa Khoa Hồng Hưng do Vietcotek tư vấn triển khai thẩm duyệt PCCC cho hệ thống NLMT.

Điện năng lượng mặt trời ngày càng phổ biến, mô hình này đem lại nhiều lợi ích nên rất nhiều người dân, cơ quan, doanh nghiệp đã lắp đặt để tiết kiệm chi phí tiền điện.

Tuy nhiên, việc lắp đặt tràn lan, không kiểm soát đã gây ra mất an toàn về công tác PCCC. Theo số liệu từ tập đoàn Điện lực Việt Nam tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc tháng 1 năm 2021 là 68.847MW, trong đó điện mặt trời mái nhà 7.900 MW  (chiếm 12%)

Thống kê công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc tháng 1 năm 2021

Riêng đối với các công trình không thuộc danh mục phụ lục trên không phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC, nhưng phải được hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC.

Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy, các tấm pin dạng phim mỏng thường chứa nhiều thành phần có khả năng bắt cháy cao hơn so với tấm pin dạng tinh thể, do đó, người dân, doanh nghiệp nên sử dụng tấm pin dạng tinh thể.

Bố trí Pin năng lượng mặt trời đáp ứng tiêu chuẩn PCCC

Còn về bố trí thiết bị, Cục Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy khuyến cáo:

  • Các tấm pin lắp đặt trên mái phải được chia thành các nhóm, dãy, với kích thước không quá 40×40 mét cho mỗi nhóm.
  • khoảng cách giữa 2 nhóm không được nhỏ hơn 1,5 mét.
  • Đặc biệt là không bố trí tấm pin trong phạm vi 3 mét xung quanh lối ra các mái qua các buồng thang bộ và không được lắp đặt tấm pin trên các mái làm bằng vật liệu cháy, hoặc có vật liệu hoàn thiện là chất cháy.

Ngoài khuyến cáo về khoảng cách lắp đặt các cụm pin, thì cần bố trí các thang lên mái đáp ứng quy định theo QC 06-2020.

Đồng thời các quy định về lối thoát nạn, hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện hữu của công trình đảm bảo đúng như như hồ sơ đã được thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC trước đó và ở trạng thái hoạt động tốt.

Tùy thuộc vào vị trí lắp đặt nhà inverter, tủ điện AC, trạm biến áp là ngoài trời hay trong nhà để có phương án phòng cháy chữa cháy phù hợp theo quy định.

Trang bị tủ chữa cháy trên mái nhà cho hệ thống NLMT

Ngoài ra, rất nhiều nội dung khác cần lưu ý:

  • Trang bị phương tiện PCCC

  • Bố trí thiết bị của hệ thống điện mặt trời mái nhà

  • Vận hành và điều khiển

ĐỂ ĐẢM BẢO CÔNG TRÌNH ĐIỆN MẶT TRỜI CỦA QUÝ KHÁCH AN TOÀN VỀ PCCC VÀ ĐẠT THẨM DUYỆT PCCC HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI VIETCOTEK MEP.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực ngành PCCC. Đội ngũ nhân viên tư vấn thiết kế lành nghề. Đạt chứng chỉ thiết kế về PCCC. Cam kết mang đến những bản thiết kế hệ thống phòng cháy đáp ứng các quy chuẩn về PCCC một cách cao nhất.

thẩm duyệt thiết kế pccc điện mặt trời

Nghiệm thu PCCC cho hệ thống điện mặt trời áp mái