Lắp điện năng lượng mặt trời có hiệu quả sau FIT2?
Theo số liệu thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối năm 2020, tổng công suất nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia chưa tính đến điện mặt trời mái nhà đạt khoảng trên 62.000 MW, trong đó, công suất các nguồn điện mặt trời trên mặt đất đạt 8.838 MW; công suất nguồn điện mặt trời trên mái nhà tham gia cung ứng điện đến cuối năm 2020 ghi nhận khoảng 8.000 MW.
Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ điện mặt trời mái nhà lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,15 tỷ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.
Hệ thống điện mặt trời 1MWP hòa lưới được Vietcotek lắp đặt
Có thể nói, trong những năm gần đây, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (các Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đã mang lại sự phát triển bùng nổ đối với năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng ở Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đã đạt tới khoảng 19.400 MWp (trong đó có gần 9.500 MWp là điện mặt trời mái nhà), tương ứng khoảng 16.500 MW – chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia.
Tỉ trọng của điện năng lượng mặt trời so với các loại nhà máy điện khác: thủy điện, nhiệt điện, điện gió…đạt xấp xỉ 25% tổng nguồn điện tái tạo. Hiện nay, vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường được đặt lên hàng đầu vì thế mà các dự án điện năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục là xu hướng phát triển dần thay thế cho các dự án nhiệt điện sử dụng năng lượng hoá thạch.
Nhu cầu về ĐMTAM (Điện mặt trời áp mái) ngày càng tăng có thể giải thích bằng hai lý do sau: công nghệ điện mặt trời ngày càng có chi phí thấp và chi phí đầu tư cho các hệ thống ĐMTAM đang tiếp tục giảm dần. Trong vòng 10 năm qua, chi phí của các mô-đun điện mặt trời (tấm pin năng lượng mặt trời), yếu tố chính trong hệ thống điện mặt trời đã giảm hơn 80% và được kỳ vọng sẽ còn giảm nhiều hơn.
Lắp đặt điện năng lượng mặt trời không cần quan tâm đến giá bán điện EVN mà vẫn hiệu quả!
Kết thúc ngày 31/12/2020, đồng nghĩa với hiệu lực của cơ chế khuyến khích điện mặt trời của Thủ tướng Chính phủ FIT 2 đã hết hiệu lực. Hiện nay với giá mua điện từ EVN đối với các khung giờ bình thường > 2400đ và cao điểm > 4200đ cho các hộ kinh doanh thì việc sử dụng điện mặt trời cũng tiết kiệm được 1 phần đáng kể cho chí phí tiền điện hàng tháng.
Bảng giá mua điện lẻ cho các hộ kinh doanh
Các giải pháp lắp đặt điện mặt trời hiệu quả mà không cần quan tâm tới giá bán điện cho EVN?
Với kinh nghiệm lắp đặt hàng trăm dự án điện mặt trời mái nhà cho các doanh nghiệp và hộ gia đình, Vietcotek Solar đưa ra 3 giải pháp để tư vấn cho các đối tác cũng như khách hàng có thể lựa chọn phù hợp cho dù giá mua điện của EVN có là giá nào đi nữa thì đầu tư điện mặt trời vẫn vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh các lợi ích tài chính từ tiết giảm chi phí điện tiêu thụ, năng lượng tái tạo (như điện năng lượng mặt trời) còn nhận được nhiều chính sách ưu đãi về thuế tại Việt Nam, ví dụ như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Năm thứ 1-4: thuế DNTN 0%
Năm thứ 4-13: Thuế DNTN 5%
Năm thứ 14-15: Thuể DNTN 10%
Năm thứ 16 trở đi: Thuế DNTN 20%
Giải pháp sử dụng hệ thống ĐMT hòa lưới:
Đối với xí nghiệp, doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các hộ gia đình sử dụng nhiều thiết bị có công suất lớn, nhu cầu sử dụng điện cao vào ban ngày thì tính toán sao cho công suất của hệ thống điện mặt trời sản sinh ra có thể đáp ứng được vừa đủ so với nhu cầu tiêu thụ của phụ tải. Với cách này, vào ban ngày nắng nhiều sẽ tận dụng được tối đa nguồn năng lượng mặt trời để cấp điện cho các thiết bị, nếu dư thừa sẽ phát ngược lên lưới để bán lại cho EVN, tuy nhiên chỉ số phát ngược lên lưới sẽ không đáng kể nên không cần quan tâm nhiều đến giá mua lại của EVN. Vào buổi tối khi mà hệ thống điện mặt trời không phát ra điện thì sẽ tự động chuyển sang sử dụng điện lưới quốc gia, vẫn sẽ đảm bảo được cấp điện liên tục.
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới
Ưu điểm giải pháp này chính là chi phí đầu tư ban đầu là thấp. Ý nghĩa giải pháp này là cắt giảm chỉ số điện năng ở khung giá điện bậc cao, giờ cao điểm và bình thường trong ngày sẽ giúp số tiền phải trả cho hoá đơn tiền điện hàng tháng giảm đi đáng kể.
Giải pháp sử dụng hệ thống ĐMT hybrid:
Giải pháp này cũng tương tự với giải pháp hệ thống hoà lưới, tuy nhiên có thêm hệ thống ắc quy để lưu trữ điện năng dự phòng khi mất điện. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh và hộ gia đình thường xuyên sử dụng các hệ thống chính xác, cần đảm bảo cung cấp điện liên tục kể cả khi mất điện lưới thì giải pháp này sẽ được ưu tiên hơn cả. Hệ thống ĐMT sản sinh ra điện để cấp trực tiếp cho các thiết bị điện, nếu còn dư sẽ nạp vào các bộ lưu trữ. Trong trường hợp mất điện lưới, sẽ sử dụng điện từ các ắc quy lưu trữ để cung cấp cho các tải ưu tiên sử dụng. Ngoài ra, cũng có thể cân nhắc lấy điện từ lưới để nạp cho hệ thống lưu trữ dự phòng cho ban ngày vào giờ cao điểm hoặc lúc ít nắng vì giá điện ban đêm thường rẻ hơn.
Hệ thống điện mặt trời hoà lưới có lưu trữ (Hybrid)
Ưu điểm giải pháp này là tận dụng tối đa lượng điện sinh ra từ hệ thống điện mặt trời và có tính dự phòng cao thậm chí không phụ thuộc vào lưới điện nhưng cũng cần tính toán kỹ lưỡng hệ thống lưu trữ phù hợp tránh gây lãng phí và phát sinh chi phí đầu tư.
Hiện Solis cũng có giải pháp nâng cấp các hệ thống hòa lưới thêm chức năng lưu trữ. Xem thêm bài viết tại đây.
Giải pháp sử dụng hệ thống ĐMT off grid:
Hệ thống điện mặt trời độc lập
Giải pháp này sẽ ưu tiên hơn hết cho những nơi chưa có nguồn điện lưới. Năng lượng điện mặt trời sẽ được lưu trữ thông qua bộ biến tần độc lập và ắc quy lưu trữ. Bộ biến tần sẽ biến đổi dòng điện DC từ tấm pin năng lượng mặt trời và ắc quy lưu trữ thành dạng điện năng xoay chiều và cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên cần lưu ý tính toán công suất hệ thống tấm pin và hệ thống lưu trữ phù hợp với công suất của các thiết bị tiêu thụ điện, vì hệ thống lưu trữ chiếm chi phí đầu tư khá cao dẫn đến chi phí đầu tư sẽ bị nâng lên.
Nguồn tổng hợp.
Theo số liệu thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối năm 2020, tổng công suất nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia chưa tính đến điện mặt trời mái nhà đạt khoảng trên 62.000 MW, trong đó, công suất các nguồn điện mặt trời trên mặt đất đạt 8.838 MW; công suất nguồn điện mặt trời trên mái nhà tham gia cung ứng điện đến cuối năm 2020 ghi nhận khoảng 8.000 MW.
Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ điện mặt trời mái nhà lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,15 tỷ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.
Hệ thống điện mặt trời 1MWP hòa lưới được Vietcotek lắp đặt
Có thể nói, trong những năm gần đây, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (các Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đã mang lại sự phát triển bùng nổ đối với năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng ở Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đã đạt tới khoảng 19.400 MWp (trong đó có gần 9.500 MWp là điện mặt trời mái nhà), tương ứng khoảng 16.500 MW – chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia.
Tỉ trọng của điện năng lượng mặt trời so với các loại nhà máy điện khác: thủy điện, nhiệt điện, điện gió…đạt xấp xỉ 25% tổng nguồn điện tái tạo. Hiện nay, vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường được đặt lên hàng đầu vì thế mà các dự án điện năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục là xu hướng phát triển dần thay thế cho các dự án nhiệt điện sử dụng năng lượng hoá thạch.
Nhu cầu về ĐMTAM (Điện mặt trời áp mái) ngày càng tăng có thể giải thích bằng hai lý do sau: công nghệ điện mặt trời ngày càng có chi phí thấp và chi phí đầu tư cho các hệ thống ĐMTAM đang tiếp tục giảm dần. Trong vòng 10 năm qua, chi phí của các mô-đun điện mặt trời (tấm pin năng lượng mặt trời), yếu tố chính trong hệ thống điện mặt trời đã giảm hơn 80% và được kỳ vọng sẽ còn giảm nhiều hơn.
Lắp đặt điện năng lượng mặt trời không cần quan tâm đến giá bán điện EVN mà vẫn hiệu quả!
Kết thúc ngày 31/12/2020, đồng nghĩa với hiệu lực của cơ chế khuyến khích điện mặt trời của Thủ tướng Chính phủ FIT 2 đã hết hiệu lực. Hiện nay với giá mua điện từ EVN đối với các khung giờ bình thường > 2400đ và cao điểm > 4200đ cho các hộ kinh doanh thì việc sử dụng điện mặt trời cũng tiết kiệm được 1 phần đáng kể cho chí phí tiền điện hàng tháng.
Bảng giá mua điện lẻ cho các hộ kinh doanh
Các giải pháp lắp đặt điện mặt trời hiệu quả mà không cần quan tâm tới giá bán điện cho EVN?
Với kinh nghiệm lắp đặt hàng trăm dự án điện mặt trời mái nhà cho các doanh nghiệp và hộ gia đình, Vietcotek Solar đưa ra 3 giải pháp để tư vấn cho các đối tác cũng như khách hàng có thể lựa chọn phù hợp cho dù giá mua điện của EVN có là giá nào đi nữa thì đầu tư điện mặt trời vẫn vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh các lợi ích tài chính từ tiết giảm chi phí điện tiêu thụ, năng lượng tái tạo (như điện năng lượng mặt trời) còn nhận được nhiều chính sách ưu đãi về thuế tại Việt Nam, ví dụ như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Năm thứ 1-4: thuế DNTN 0%
Năm thứ 4-13: Thuế DNTN 5%
Năm thứ 14-15: Thuể DNTN 10%
Năm thứ 16 trở đi: Thuế DNTN 20%
Giải pháp sử dụng hệ thống ĐMT hòa lưới:
Đối với xí nghiệp, doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các hộ gia đình sử dụng nhiều thiết bị có công suất lớn, nhu cầu sử dụng điện cao vào ban ngày thì tính toán sao cho công suất của hệ thống điện mặt trời sản sinh ra có thể đáp ứng được vừa đủ so với nhu cầu tiêu thụ của phụ tải. Với cách này, vào ban ngày nắng nhiều sẽ tận dụng được tối đa nguồn năng lượng mặt trời để cấp điện cho các thiết bị, nếu dư thừa sẽ phát ngược lên lưới để bán lại cho EVN, tuy nhiên chỉ số phát ngược lên lưới sẽ không đáng kể nên không cần quan tâm nhiều đến giá mua lại của EVN. Vào buổi tối khi mà hệ thống điện mặt trời không phát ra điện thì sẽ tự động chuyển sang sử dụng điện lưới quốc gia, vẫn sẽ đảm bảo được cấp điện liên tục.
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới
Ưu điểm giải pháp này chính là chi phí đầu tư ban đầu là thấp. Ý nghĩa giải pháp này là cắt giảm chỉ số điện năng ở khung giá điện bậc cao, giờ cao điểm và bình thường trong ngày sẽ giúp số tiền phải trả cho hoá đơn tiền điện hàng tháng giảm đi đáng kể.
Giải pháp sử dụng hệ thống ĐMT hybrid:
Giải pháp này cũng tương tự với giải pháp hệ thống hoà lưới, tuy nhiên có thêm hệ thống ắc quy để lưu trữ điện năng dự phòng khi mất điện. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh và hộ gia đình thường xuyên sử dụng các hệ thống chính xác, cần đảm bảo cung cấp điện liên tục kể cả khi mất điện lưới thì giải pháp này sẽ được ưu tiên hơn cả. Hệ thống ĐMT sản sinh ra điện để cấp trực tiếp cho các thiết bị điện, nếu còn dư sẽ nạp vào các bộ lưu trữ. Trong trường hợp mất điện lưới, sẽ sử dụng điện từ các ắc quy lưu trữ để cung cấp cho các tải ưu tiên sử dụng. Ngoài ra, cũng có thể cân nhắc lấy điện từ lưới để nạp cho hệ thống lưu trữ dự phòng cho ban ngày vào giờ cao điểm hoặc lúc ít nắng vì giá điện ban đêm thường rẻ hơn.
Hệ thống điện mặt trời hoà lưới có lưu trữ (Hybrid)
Ưu điểm giải pháp này là tận dụng tối đa lượng điện sinh ra từ hệ thống điện mặt trời và có tính dự phòng cao thậm chí không phụ thuộc vào lưới điện nhưng cũng cần tính toán kỹ lưỡng hệ thống lưu trữ phù hợp tránh gây lãng phí và phát sinh chi phí đầu tư.
Hiện Solis cũng có giải pháp nâng cấp các hệ thống hòa lưới thêm chức năng lưu trữ. Xem thêm bài viết tại đây.
Giải pháp sử dụng hệ thống ĐMT off grid:
Hệ thống điện mặt trời độc lập
Giải pháp này sẽ ưu tiên hơn hết cho những nơi chưa có nguồn điện lưới. Năng lượng điện mặt trời sẽ được lưu trữ thông qua bộ biến tần độc lập và ắc quy lưu trữ. Bộ biến tần sẽ biến đổi dòng điện DC từ tấm pin năng lượng mặt trời và ắc quy lưu trữ thành dạng điện năng xoay chiều và cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên cần lưu ý tính toán công suất hệ thống tấm pin và hệ thống lưu trữ phù hợp với công suất của các thiết bị tiêu thụ điện, vì hệ thống lưu trữ chiếm chi phí đầu tư khá cao dẫn đến chi phí đầu tư sẽ bị nâng lên.
Nguồn tổng hợp.