Quy Hoạch Điện VIII Và Giải Pháp Tại VIETCOTEK
Nội Dung Bài Viết
Quy Hoạch Điện VIII là gì?
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn gọi là Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023. Mang đến không ít cảm xúc cho nhà đầu tư.
Từ sau ngày 31/12/2020, nhiều dự án và cả ngành năng lượng tái tạo bị thanh tra, kiểm tra và cũng có những sai phạm được chỉ ra, hàng loạt dự án không chạy kịp Fit 2 đắp chiếu chờ cơ chế giá mới, thì định hướng chiến lược phát triển điện lực giai đoạn tới khẳng định sẽ thúc đẩy năng lượng sạch mang hy vọng cho rất nhiều nhà đầu tư
Quy hoạch điện VIII: Ưu tiên phát triển mạnh năng lượng tái tạo
Với mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, quy hoạch điện VII nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5 – 7,5%/năm trong giai đoạn 2031-2050.
Đáng chú ý, quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Nguồn điện này sẽ đạt tỉ lệ khoảng 30,9 – 39,2% vào năm 2030.
Mục tiêu là hướng tới đạt tỉ lệ năng lượng tái tạo 47% theo cam kết về chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam (JETP). Định hướng đến năm 2050, tỉ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 – 71,5%.
Quy hoạch điện VIII định hướng đến năm 2050, tổng công suất các nhà máy điện là 490.529 – 573.129 MW (không bao gồm xuất khẩu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới). Trong đó:
+ Điện gió trên bờ từ 60.050-77.050 MW (12,2 – 13,4%)
+ Điện gió ngoài khơi 70.000-91.5000 MW (14,3 – 16%)
+ Điện Mặt Trời từ 168.594-189.294 MW (33 – 34,4%)
+ Thuỷ điện là 36.016 MW (6,3 – 7,3%).
Đáng chú ý sẽ không còn sử dụng than để phát điện và nhập khẩu điện là 11.042 MW (1,9-2,3%)
Đặc biệt, Quy hoạch điện VIII đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư các dự án điện
Cụ thể, các giải pháp tạo nguồn vốn và huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện tại Quy hoạch điện VIII bao gồm:
– Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế tài chính và huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành điện.
– Đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, thu hút có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước vào phát triển điện lực, đảm bảo quốc phòng, an ninh và cạnh tranh trong thị trường điện. Tăng cường kêu gọi, sử dụng có hiệu quả các cam kết hỗ trợ của quốc tế (JETP, AZEC…), các nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh…
– Đa dạng hóa hình thức đầu tư (nhà nước, tư nhân, đối tác hợp tác công – tư…) đối với các dự án điện. Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước, thu hút mạnh khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển điện. Tiếp tục đàm phán, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ, hỗ trợ thu xếp vốn của các đối tác quốc tế trong quá trình thực hiện chuyển dịch năng lượng và hướng tới phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam.
– Khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà, nguồn điện tự sản, tự tiêu.
– Tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch, thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án điện.
– Từng bước tăng khả năng huy động tài chính của các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện lực theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế.
– Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để phát triển các dự án điện.
DỊCH VỤ CỦA VIETCOTEK
Được thành lập từ năm 2001, Vietcotek có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Điện mặt trời, chúng tôi luôn cung cấp cho khách hàng những giải pháp tối ưu, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Kèm theo các dịch vụ hậu mãi sau bán hàng.
Tổng thầu EPC: cung cấp, lắp đặt vận hành hệ thống điện mặt trời
Dịch vụ O&M: vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống năng lượng mặt trời
CÁC GIẢI PHÁP DỊCH VỤ CỦA VIETCOTEK
– Từ 31/12/2020 đến này Chính phủ chưa ban hành giá mua Điện năng lượng mặt trời mà thay vào đó khuyến khích lắp đặt Hệ lưu trữ hoặc hệ Hòa lưới bám tải không phát lên lưới điện quốc gia. Mục đích cho người dân tự sử dụng để giảm chi phí tiền điện giờ cao điểm.
– Các giải pháp dịch vụ của Vietcotek gồm: Hệ lưu trữ Hybrid & Zero export sử dụng CT, Meter, EPM để hạn chế công suất phát lên lưới
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn dịch tốt nhất cho từng nhu cầu của Chủ đầu tư.