Thiết kế PCCC một trong những giai đoạn bắt buộc cho mỗi công trình thuộc danh mục công trình cần thẩm duyệt PCCC.

Mỗi công trình khi được xây dựng điều có một bản thiết kế hoàn chỉnh từ kiến trúc tới các hệ thống đi kèm. Trong đó hệ thống PCCC là quan trọng và được cơ quan chức năng thẩm duyệt trước khi đi vào lắp đặt.

Sau khi hoàn thành công trình cơ quan PCCC đến để nghiệm thu theo bản thiết kế nếu đạt mới cấp phép đi vào hoạt động.

Vì vậy, để đạt những điều trên thì giai đoạn thiết kế vô cùng quan trọng.

Một bản thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn PCCC cần được thiết kế bởi một công ty thiết kế chuyên nghiệp và có thẩm quyền thiết kế được cơ quan chức năng cấp phép.

Cùng VIETCOTEK tìm hiểu quy trình thiết kế hệ thống PCCC chuyên nghiệp nhất

Các hạng mục thiết kế PCCC cần có

Hạng mục kiến trúc công trình

  • Kiến trúc đáp ứng theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với từng loại chức năng sử dụng;
  • Cầu thang, lối, cửa thoát nạn đảm bảo cho người trong tòa nhà di chuyển nhanh chóng trong trường hợp thông thường và khẩn cấp;
  • Hành lang chung, các khu vực công cộng, khu vực sẽ có số người tập trung đông khi có sự cố phải đặc biệt được quan tâm đáp ứng;
  • Đảm không gian được thông thoáng, thoát khói khi có sự cố theo đúng quy định;

Hạng mục hệ thống PCCC, cảnh báo, thoát hiểm

  • Các biên báo chỉ dẫn, biển báo chỉ lối thoát hiểm, cung cấp ánh sáng đầy đủ trong trường hợp khẩn cấp;
  • Hệ thống báo cháy cần thiết kế đầy đủ, lựa chọn đầu báo phù hợp cho mỗi khu vực; nút nhấn khẩn, chuông đèn báo cháy được phân bổ đều, đầy đủ ở những khu vực lối thoát nạn, hành lang và nơi tập trung đông người;
  • Hệ thống âm thanh thông báo nhằm cảnh báo, hướng dẫn thoát hiểm trong những trường hợp khẩn cấp;
  • Hệ thống chữa cháy được trang bị ít nhất ở mức tối thiểu theo quy định như bình chữa cháy xách tay, xe đẩy chữa cháy. Tùy quy mô và tính chất công trình để bố trí hệ thống chữa cháy phù hợp, đa phần các công trình sẽ sử dụng họng nước chữa cháy trong và ngoài nhà; ngoài hệ thống chữa cháy bằng nước thì còn có hệ thống chữa cháy bằng chất chữa cháy khác như bọt foam, khí sạch, sol khí, …;
  • Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, hệ thống âm thanh thông báo cần được triển khai đảm bảo an toàn cho thoát người;
  • Hệ thống chống sét, các hệ thống riêng biệt khác như màng ngăn nước hoặc màng ngăn di động.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn chung áp dụng cho công trình về an toàn PCCC

Với PCCC thì mỗi công trình sẽ có một yêu cầu an toàn PCCC riêng, tùy vào mục đích ứng dụng mà cty tư vấn thiết kế PCCC sẽ giúp bạn thiết kế đúng theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn được quy định.

Quy chuẩn an toàn PCCC

  • Nghị định 136/2020 ND-CP: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;
  • Quy chuẩn QCVN06-2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
  • Quy chuẩn QCVN 04-2019/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư;

Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống PCCC

  • TCVN 3890-2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;
  • TCVN 5738-2000: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật;
  • TCVN 7336-2003: Phòng cháy chữa cháy-hệ thống sprinkler tự động-yêu cầu thiết kế và lắp đặt;
  • TCVN 7161-1-2002: Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống phần 1;
  • TCVN 7161-9-2009: Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống phần 9: Chất chữa cháy HFC 227EA;
  • TCVN 6101-1990: Thiết bị chữa cháy – Hệ thống chữa cháy Cacbon Dioxit thiết kế và lắp đặt;
  • TCVN 7278-1-2003: Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật dối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước;
  • TCVN 7278-2-2003: Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước;
  • TCVN 7278-3-2003: Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hòa tan được với nước;
  • TCVN 6379-1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật;
  • TCVN 4756-1989 Quy phạm nối đất và không nối đất các thiết bị điện;
  • TCVN 9385-2012: Chống sét cho công trình xây dựng – hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
  • TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế

Tiêu chuẩn riêng cho mỗi chức năng công trình

  • TCVN 48-1996 Phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ – Những quy định chung;
  • TCVN 6161-1996 Phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế;
  • TCVN 5065-1990 Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN 4391: 2009 Khách sạn – Xếp hạng
  • TCVN 6160-1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế;
  • TCXDVN 323:2004: Nhà ở cao tầng- Tiêu chuẩn thiết kế
  • Quy chuẩn QCVN06-2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
  • Quy chuẩn QCVN 04-2019/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư;
  • TCVN 9214-2012: Phòng khám đa khoa khu vực – tiêu chuẩn thiết kế
  • TCVN 4470-2012: Bệnh viện đa khoa – tiêu chuẩn thiết kế
  • TCVN 3907 : 2011: Trường mầm non – Yêu cầu thiết kế
  • TCVN 8793 : 2011: Trường tiểu học – Yêu cầu thiết kế
  • TCVN 8794 : 2011: Trường trung học – Yêu cầu thiết kế
  • TCVN 3981 : 1985: Trường đại học – Tiêu chuẩn thiết kế
  • TCVN 6223-1996 Cửa hàng khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu chung về an toàn;
  • TCVN 6223-2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn;
  • TCVN 6290-1997 Chai chứa khí – Chai chứa các khí vĩnh cửu – Kiểm tra tại thời điểm nạp khí;
  • TCVN 6292-1997 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại;
  • TCVN 6034-1997 Chai chứa khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và bảo quản
  • TCVN 5307-2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu thiết kế;

Một số hệ thống thường có trong một bản thiết kế PCCC

Hệ thống báo cháy tự động

Được xem là bắt buộc trong mỗi công trình hệ thống báo cháy sẽ giúp bạn cảnh báo sớm khi có nguy cơ cháy xảy ra, có thể báo theo từng địa chỉ  hoặc báo theo khu vực đối với hệ thường.

Quy định bắt buộc với hệ thống báo cháy

Tín hiệu cảnh báo giúp người nhận tín hiệu kịp thời thoát nạn để bảo toàn tính mạng, và người tại địa điểm, người chịu trách nhiệm nhanh chóng xác định vị trị để sử dụng thiết bị, hệ thống chữa cháy nhằm dập tắt đám cháy kịp thời.

Một hệ thống báo cháy là một hệ liên kế chặt chẽ với nhau, gồm trung tâm báo cháy, hệ thống dây tín hiệu, đầu báo cháy các loại, nút nhấn khẩn, còi/loa báo cháy, đèn thoát nạn, loa hướng dẫn thoát nạn, các module liên động với các hệ thống khác, …

Hệ thống báo cháy phải đáp ứng chức năng tự động đóng cửa chống cháy, thu hồi thang máy về tầng trệt khi có tín hiệu báo cháy, nhận diện và giám sát các hoạt động cụ thể được cài đặt như van hoặc thiết bị kèm công tắc giám sát, mở van hệ thống phun nước.

Hệ thống báo cháy được kết nối với hệ thống thông gió, điều hướng, thoát khói và hệ thống điều áp cầu thang của tòa nhà quy định phải lắp các hệ thống này, tất cả đều quan trọng đối với an toàn tính mạng con người.

Thiết kế hệ thống chữa cháy

Dưới đây là một số hệ thống chữa cháy mà các nhà thiết kế hệ thống PCCC thường áp dụng cho đa số các công trình. Tùy theo công năng từng công trình mà lắp đặt một hoặc nhiều hệ thống khác nhau. Mỗi hệ thống chữa cháy có những ưu và nhược điểm riêng nên cần thiết kế sao cho phù hợp với công năng sử dụng của từng công trình

  • Hệ thống chữa cháy bằng nước qua họng hoặc đầu phun tự động sprinkler

Hệ thống chữa cháy sprinkler

Hệ thống chữa cháy đầu phun tự động sprinkler là loại hệ thống dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy, tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước, có thể là 68o, 93o, 112o.

Họng nước chữa cháy thì cần được kết mở bằng phương pháp thủ công. Hệ thống điều khiển bơm có thể tự động kích hoạt hoặc được kích hoạt bằng tay tại nơi đặt tủ điều khiển bơm chữa cháy.

  • Hệ thống chữa cháy aerosal (sol khí)

Hệ thống chữa cháy aerosal

Hệ thống sol khí dập tắt đám cháy bằng cách can thiệp về mặt hóa học vào những gốc tự do (oxy, hydrogen và hydroxide ion),  tại khu vực có cháy, nó làm gián đoạn chuỗi phản ứng đang tiếp diễn ấy của sự cháy.

Aerosol can thiệp vào chuỗi phản ứng hóa học của sự cháy, nhờ đó nó giữ nguyên vẹn mức oxy bình thường trong bầu không khí. Aerosol gồm chủ yếu là những hạt kali (K) li ti, có đường kính khoảng gần 2 micrômét.

Khi phun vào khu vực có cháy, aerosol giữ vai trò là một chất trung gian, tác động và phản ứng với những gốc hóa học trong quá trình cháy (hydrogen, oxygen, và hydroxyls) của sự cháy nói trên.

Hệ thống chữa cháy sol khí là hệ thống không áp lực, dễ dàng lắp đặt, hiệu quả chữa cháy cao, chi phí thấp so với hệ thống khí sạch và CO2.

  • Hệ thống chữa cháy khí sạch

 thiết kế pccc bằng chữa cháy khí sạch

Hệ thống này cũng là một trong các hệ thống chữa cháy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Chúng được ứng dụng tại những nơi hiểm họa cháy cao, sẽ phun khí chữa cháy vào tận những nơi khó ra vào để chữa cháy bằng phương pháp thủ công.

Ví dụ như phòng đặt máy móc, thiết bị, máy biến thế, turbines, máng dầu và hóa dầu, thiết bị xử lý trong nhà máy luyện kim, khu giao nhận hàng tại kho, tại cảng, dây chuyền phun sơn tại nhà máy, thùng nhùng sơn công nghiệp, kho nguyên liệu dễ cháy…

  • Hệ thống chữa cháy CO2

Ngoài các hệ thống trên thì hệ thống chữa cháy CO2 cũng được sử dụng phổ biến.

Hệ thống chữa cháy này được sử dụng cho những nơi chứa thiết bị, máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao.

Nó dập tắt đám cháy bằng cách làm loãng hỗn hợp không khí và CO2 tới một tỷ lệ ở dưới mức giới hạn có thể duy trì sự cháy. 

Tuy nhiên, khí CO2 là độc hại với con người nên hệ thống này cần một thời gian trể để đảm bảo toàn bộ người bị nạn đã thoát khỏi vùng nguy hiểm.

  • Hệ thống chữa cháy bọt

Hệ thống chữa cháy bọt

Hệ thống chữa cháy bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt. 

Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống foam hiện nay được tin dùng rộng rãi.

Hệ thống báo động và thông báo

 Hệ thống báo động thông báo là điều bắt buộc trong bất kỳ bản thiết kế PCCC nào – báo động cảnh báo cư dân tòa nhà về hỏa hoạn và báo động cảnh báo người ứng cứu khẩn cấp (cảnh sát và cứu hỏa) thông qua một trung tâm báo cháy để phát thông tin báo động. 

Các hệ thống báo cháy hiện nay có khả năng cung cấp thêm thông tin tới cho lực lượng PCCC cơ sở và những người liên quan ứng cứu khi có cháy.

Nhiều hệ thống hiện đại hiện nay bao gồm các loa cung cấp cảnh báo thay cho các cảnh báo kiểu chuông truyền thống.

Những loa này cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp khác ngoài hỏa hoạn để hướng dẫn và thông báo cho người cư ngụ về tình huống.

Tiêu chí chọn một cty chuyên tư vấn thiết kế và thẩm duyệt PCCC

Cần có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, có đội ngũ được đào tạo và tư vấn tận tình.

– Có đầy đủ giấy phép hành nghề về PCCC đối với Công ty và đội ngũ nhân sự theo nghị định 136/2020/NĐ-CP.

– Chi phí tư vấn, thiết kế, thẩm duyệt phù hợp với từng loại hình, quy mô công trình.

– Đảm bảo tiến độ thực hiện, giải pháp hiệu quả, phối hợp linh động với chủ đầu tư và cách bên liên quan linh động trong quá trình thực hiện.

Tham khảo quy trình thiết kế, xin thẩm duyệt pccc tại Vietcotek. Công ty Cổ phần Xây dựng Kỹ thuật Vietcotek với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực PCCC đảm bảo sẽ mang đến cho quý khách hàng giải pháp, dịch vụ hiệu quả mà quý khách hàng hài lòng.• Điện thoại: (028) 3515 2468
• E-mail: design1@vietcotek.vn – design3@vietcotek.vn
• Hotline: 093 7799 512 – 093 7799 812