Điện năng lượng mặt trời – giải pháp Xanh cho kiến trúc thành phố

Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa nhanh đứng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Chúng ta có một hệ thống đô thị rất lớn. Đây là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên đồng nghĩa với tốc độ đô thị hóa là các chung cư, tòa nhà cao tầng mới xuất hiên nhiều. Có câu hỏi đặt ra liệu rằng đây có phải là tín hiệu tốt?

Khi dân số đô thị trên thế giới mở rộng, các kiến ​​trúc sư và các nhà hoạch định đang vạch ra các cách để làm cho thành phố bền vững hơn. Các thành phố tạo ra một lượng lớn khí thải và chất thải, gây căng thẳng cho cả sức khỏe con người và sinh thái. Các khu vực đô thị mật độ cao – đặc biệt là những khu vực được xây dựng bằng các phương pháp xanh trong thiết kế và xây dựng – có thể tiết kiệm năng lượng hơn và ít gây ô nhiễm hơn. Nghiên cứu mới cũng tiết lộ rằng các công trình xanh có thể thực sự tốt cho sức khỏe của chúng ta – Kelsey Nowakowski Nhà báo môi trường.

Giải pháp đô thị xanh

GIẢI PHÁP NÀO CHO  “CÔNG TRÌNH XANH”?

 Mặc dù các tiêu chuẩn cho các “công trình Xanh” khác nhau, thường được thiết kế theo tiêu chí như sử dụng ít năng lượng và nước hơn và cải thiện môi trường trong nhà, kể cả chất lượng không khí. 

Lợi ích hệ thống năng lượng mặt trời

Chứng nhận công trình xanh đang được lựa chọn tại Việt Nam hiện nay như LEED, LOTUS, EDGE hay Green Mark đều tập trung tiêu chí sử dụng năng lượng hiệu quả trong đó có khuyến khích trang bị hệ thống năng lượng tái tạo như sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC HỆ THỐNG CHỨNG NHẬN

LEED (Hội đồng công trình xanh Mỹ),: Hệ thống chứng nhận công trình xanh toàn diện, được phát triển tại Mỹ và phù hợp cho các dự án hướng tới nhận diện thương hiệu quốc tế. Các yêu cầu của LEED chủ yếu thích hợp với các thị trường xây dựng tại các nước phát triển hơn là các nước nước đang phát triển. 

LOTUS (Hội đồng công trình xanh Việt Nam): Hệ thống chứng nhận công trình xanh toàn diện được phát triển cho thị trường xây dựng tại Việt Nam. Các yêu cầu của LOTUS được điều chỉnh nhằm phù hợp với thực tiễn ngành xây dựng, quy định của Nhà nước và điều kiện khí hậu tại Việt Nam.

EDGE(Tổ chức thương mại thế giới): Hệ thống chứng nhận tập trung vào các tiêu chí Năng lượng, Nước và Năng lượng hàm chứa của Vật liệu, phù hợp với các dự án có mục tiêu tối thiểu hoá mức tiêu thụ tài nguyên.

Green Mark (Bộ xây dựng Singapore): Hệ thống chứng nhận công trình xanh của Singapore. Các tiêu chuẩn của Green Mark chủ yếu phù hợp với thị trường xây dựng tại các nước phát triển.

SỐ LƯỢNG DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XANH ĐÃ ĐĂNG KÝ TẠI VIỆT NAM

Tham khảo: VGBC, USGBC, SGBC and IFC

 ĐẦU TƯ ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI THEO CHUẨN MỰC “CÔNG TRÌNH XANH”?

LỢI ÍCH SỨC KHỎE

Các nỗ lực quy định tập trung vào không khí ngoài trời, mặc dù mọi người dành hầu hết thời gian ở trong nhà, nơi chất lượng không khí và các khía cạnh khác có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và hoạt động tâm thần.

LỢI ÍCH KINH TẾ & MÔI TRƯỜNG

Công trình Xanh -LEED, giảm 20% chi phí bảo trì, tăng tỷ lệ sử dụng  lên 17%, giảm 25% năng lượng và giảm 11% lượng nước.

Kết lại bài viết, công trình xanh cho nhà ở đô thị: Phải hướng đến sự phát triển bền vững. Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựngPhan Mỹ Linh.

Vietcotek Solar – Tổng hợp.

Nguồn tham khảo:

  1. nationalgeographic.com
  2. tietkiemnangluong.vn
  3. kinhtedothi.vn
  4. .vgbc.vn
  5. cafeland.vn